Huyết áp cao rất phổ biến, gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng. Theo bác sĩ Trần Thị Trà Phương, Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, một người có huyết áp tâm thu vượt quá 130 mmHg và huyết áp tâm trương cao hơn 80 mmHg thì được chẩn đoán huyết áp cao.
Để kiểm soát huyết áp, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, lối sống. Bổ sung thực phẩm giàu kali, magiê, canxi, ít natri hỗ trợ điều hòa huyết áp.
Khoai tây cỡ vừa cung cấp khoảng 610 mg kali, đáp ứng 17% giá trị khuyến nghị hằng ngày. Món ăn này còn chứa chất xơ, vitamin C và magiê. Salad khoai tây kết hợp với tỏi tây, đậu lăng là lựa chọn thích hợp để bổ sung dinh dưỡng.
Cần tây với vị ngọt đắng, tính mát, giàu vitamin C, chất xơ hòa tan có tác dụng giảm huyết áp.
Rau nhút thanh nhiệt, giải độc, chứa nhiều chất xơ hòa tan, góp phần giảm huyết áp và phòng ngừa một số loại ung thư.
Rau cải cúc tính mát, tốt cho tiêu hóa, lợi tiểu, giảm cholesterol, cân bằng huyết áp, an thần.
Rau diếp có vị đắng, tính mát, tác dụng lợi tiểu, tăng cường chức năng của các cơ quan nội tạng. Thành phần kali trong rau diếp hỗ trợ cân bằng nước, thải độc.
Nấm hương giàu kali, ít natri, bổ trợ điều trị huyết áp cao, góp phần giảm cholesterol trong máu.
Hành tây chứa nhiều chất xơ chất chống oxy hóa, giúp hạ huyết áp. Hành tây có vị cay và tính ấm có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu.
Cà chua giàu vitamin, chất xơ, chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Cà tím giúp thanh nhiệt, giải độc, nhiều vitamin E và vitamin P hỗ trợ bảo vệ sức khỏe mạch máu, tăng cường sức đề kháng.
Bác sĩ Phương cho biết người bị cao huyết áp có thể bổ sung thành phần GDL-5 thiên nhiên còn gọi là Policosanol được tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ. Dưỡng chất này có khả năng điều hòa hoạt động men HMG-CoA reductase và tăng hoạt hóa receptor tế bào, giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch.
Bình An
Độc giả đặt câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |