logo Thứ Bảy, 23/11/2024

TỔNG HỢP TIN TỨC NHANH - NGẮN NGON

Tuyển sinh đại học năm 2025: Bộ GD&ĐT dự kiến siết việc xét tuyển học bạ

kiến từ năm 2025, cơ sở giáo dục đại học xét học bạ phải xét kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh; công khai danh sách thí sinh trúng tuyển xét tuyển sớm, tuyển không quá 20%.]


Thứ Sáu, 22/11/2024 05:13 (GMT+7)
Tuyển sinh đại học năm 2025: Bộ GD&ĐT dự kiến siết việc xét tuyển học bạ
Tuyển sinh đại học năm 2025: Bộ GD&ĐT dự kiến siết việc xét tuyển học bạ- Ảnh 1.

Thí sinh dự thi Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Giáo dục & Thời đại.

Đề xuất xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu từng ngành, nhóm ngành

Bộ GD&ĐT xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08/2022/TT BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Theo dự thảo, cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm theo phương thức phù hợp để tuyển chọn những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội. Chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo; bảo đảm điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.

Đặc biệt, cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển cho những thí sinh đã hoàn thành thủ tục dự tuyển, công bố công khai danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển; số lượng thí sinh được thông báo trúng tuyển không vượt chỉ tiêu xét tuyển sớm đã công bố của mỗi ngành, nhóm ngành đào tạo; không được yêu cầu thí sinh cam kết, xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung theo bất cứ hình thức nào. Cơ sở đào tạo công bố và đưa danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các phương thức xét tuyển khác theo kế hoạch chung.

Cũng theo dự thảo thông tư, cơ sở đào tạo được quyền quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, nhóm ngành và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.

Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.

Ngoài ra, điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên, lĩnh vực sức khỏe

Ngoài dự kiến siết chặt xét học bạ, Bộ GD&ĐT dự kiến nâng ngưỡng đầu vào đào tạo, theo dự thảo, ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề cho các phương thức tuyển sinh đào tạo cũng có nhiều thay đổi đáng chú ý.

Trong đó, yêu cầu kết quả học tập trong cả 3 cấp THPT xếp mức tốt trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên. Trước đó, chỉ quy định xét kết quả học tập lớp 12 đạt loại giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên.

Đáng chú ý riêng với các ngành giáo dục thể chất, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật; ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng và các ngành điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, yêu cầu kết quả học tập trong cả 3 năm cấp THPT xếp mức khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên (trước đây cũng chỉ yêu cầu riêng lớp 12).

Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên dự tuyển vào đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề cũng thay đổi điều kiện từ học lực lớp 12 sang học lực 3 năm cấp THPT đạt loại giỏi (mức tốt) trở lên hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa cấp THPT đạt từ 8,0 trở lên.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2025-bo-gddt-du-kien-siet-viec-xet-tuyen-hoc-ba-204241122194002657.htm
Lớp học đàn violin miễn phí ở trung tâm TP.HCM

Lớp học đàn violin miễn phí ở trung tâm TP.HCM

tuoitre - 6 giờ 3 phút trước